Chuyến đi muộn sau đại lễ Vesak 2019

Chuyến đi muộn sau đại lễ Vesak 2019

Vi đã đặt vé máy bay trước nên chúng tôi ở lại thêm một ngày mới trở về. Có nhân duyên chúng tôi đã đến Phố Hiến thăm bạn đồng tu lại là đồng hương. Một sự tao phùng đầy ý nghĩa để lại nhiều cung bậc cảm xúc. Đặt biệt đã tham quan chiêm các cổ tự, thánh tích lịch sử nơi đất Phố Hiên một thời mà xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” xe đi trên cầu Yên Lệnh trên sông Hồng chợt nhớ bài thơ của Hoài Vũ:

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

(Dòng sông Côn với sông Lại Giang)….

Điểm đầu tiên là Chùa Đống Cao (khu thánh tính Đống cao)

Chùa Đống Cao tọa lạc trên cánh đồng làng Khuê Liễu, xã Tân Hưng, TP Hải Dương. Nhiều tư liệu cho biết chùa có từ giữa thời Trần và thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trước kia dân cư thưa thớt, lau cỏ mọc đầy bãi sông Thái Bình, chim sếu về sống từng bầy, cho nên mới có tên nôm làng Sếu. Chùa làng vì thế cũng gọi là chùa Sếu. Những người khai sơn lập địa chủ yếu thuộc các dòng họ Bùi, Vương, Nguyễn, Lô, Đắc, Đinh, Đào, Ngô… Hồi thế kỷ 15 chùa từng được danh nhân Lương Như Hộc phụng sự tín ngưỡng.(Google).

Ngôi chùa thứ hai là Chùa Vĩnh đinh (chùa An Lạc, chùa Đinh) tọa lạc ven đê tả ngạn sông Sòng thuộc Hà Nam.

Đến chùa Chuông là chúng tôi đang đứng giữa phố Hiên một thời mà xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến xưa được coi là “tiểu Tràng An”, nơi kẻ chợ tấp nập, phồn hoa. Là thương cảng lớn của miền Bắc, Phố Hiến dễ dàng là nơi tiếp nhận những nền văn hóa khác nhau. Chùa Chuông hay còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích phố Hiến xưa, từng được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV) và trải qua cuộc trùng tu lớn vào thời năm 1707 tạo nên ngôi chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Có thể thấy được nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê rõ rệt trên cánh cổng và mái cổng Tam Quan. Theo truyền thuyết vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông (Google). Quả chuông sau này được các Tổ sư chôn cất bí mật trong khuôn viên chùa và căn dặn hậu thế không được đào bới tìm kiếm. Trong khu Phố Hiến một thời này chúng tôi đến thăm chùa Trần Thông tự. Ngôi chùa đang trùng tu một lầu với chất liệu Gỗ và Đá. Trên hành trên qua làng Vũ Thuỷ chúng tôi có ý định qua làng Vũ Đại vào nhà Bá Kiến nhưng thời gian không cho phép nên xin mượn Google giới thiệu.

Nhắc đến làng Vũ Đại, nhiều người thường nghĩ ngay đến nhân vật Chí Phèo từng xuất hiện trong tác phẩm văn học cùng tên của cố nhà văn Nam Cao và trong bộ phim ‘làng Vũ Đại ngày ấy”. Vậy ngôi làng này ở nằm ở đâu? Nó có thực sự tồn tại hay không?

Làng Vũ Đại hay còn gọi là làng Đại Hoàng, nay là làng Nhân Hậu xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây đồng thời là quê hương của nhà văn Nam Cao.

Những sáng tác của ông như “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Trăng sáng”,.. đều lấy cảm hứng từ những nhân vật, cuộc sống thực ở làng quê mình. Đây cũng chính là lý do địa danh làng Vũ Đại trở nên nổi tiếng với nhiều du khách phương xa.

Kết thúc một chuyến đi với báo kỷ niệm bao cung bậc cảm xúc đan xen. Cuộc đời là những chuyến đi, đi để mà đi.

 

 

Viên Chơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *