Tiểu Sử Cố Ni Sư Thượng Hạnh Hạ Thành chùa Bửu Long

Chân dung Ni Sư Thích Nữ Hạnh Thành

   TIỂU SỬ CỐ NI SƯ THƯỢNG HẠNH HẠ THÀNH –CHÙA BỬU LONG

Ủy viên Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ III ( 2002 -2007)

Trú trì chùa Bửu Long –526/13 Hùng Vương- Tổ 5 – Phù Đổng – Pleiku-Gia Lai

Ni sư thế danh : LÂM THỊ MỸ, pháp danh : NHƯ  ĐỨC

           Pháp tự : HẠNH THÀNH. Pháp hiệu :  PHÁP TRỤ

         Sinh ngày:  06 – 08 – 1943 ( Quý Mùi )

       Sinh quán : Nhơn Phúc – An Nhơn – Bình Định.

Xuất thân trong gia đình nông dân thuần chất nhân hâu, chánh tín Tam bảo.

Thân phụ là  ông : Lâm Xuân. Pháp danh :   Như Cảnh .

Thân mẫu là bà :   Lê Thị Bảy.   Pháp danh:    Như Báu.

Gia đình đông anh em, cả thảy 9 người . Ni sư là con thứ tư, là trưởng nữ trong gia đình.Từ nhỏ đã có tâm yêu mến Đạo Phật , vui thích chốn thiền môn và cuộc sống thanh nhàn đạo hạnh  người xuất gia.

Năm 1956, khi  lên 14 tuổi, Ni sư  được thọ  Tam Quy Ngũ Giới với hòa thượng Thích Mật Viên, trú trì chùa Phổ Tịnh – Nhơn Phúc – An Nhơn – Bình Định.

Sau năm 1957, trong 15 tuổi, Ni sư quyết định chọn con đường xuất gia tu học, cát ái từ thân  được Hòa thượng phương trượng chùa Phổ Tịnh hướng đạo, Ni Sư  xin xuất gia tu học với Sư trưởng chùa Tâm Ấn-  Ni trưởng thượng Tâm hạ Hoa – Trú trì chùa Tâm Ấn- Tp Quy Nhơn.

Từ một chánh tín xuất gia, đồng chơn nhập đạo, ni Sư đã theo sư trưởng Bổn sư và ni chúng tu học.

 Năm 1960 , được Ni trưởng bổn sư  truyền giới Sa Di Ni.

 Năm 1964, vì điều kiện gia đình khó khăn, song thân già yếu, các em còn dại khờ, Ni sư xin pháp Ni Trưởng bổn sư và đại chúng trở về  với gia đình, mong được trọn niềm hiếu đạo với song thân. Trong thời gian này, Ni sư tạo lập kinh tế gia đình bằng nghề tay trái của mình là may vá, vừa giúp đở các em ăn học, vừa chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già yếu. Ni sư vẫn không quên nuôi dưỡng tín tâm tu học .

Năm 1968, biến cố trong chiến cuộc Mậu Thân, Ni sư đã bị thương nặng. Nhưng nhờ Hồng ân chư Phật che chở, và nhờ sự tận tình chạy chữa của gia đình bà con lân cận, sau một năm sức khỏe Ni sư trở lại bình thường.

Năm 1977, Ni sư trở về chùa Tâm Ấn, được tiếp tục tu học, và được  Ni trưởng Bổn sư cho thọ giới Thức Xoa Ma Na tại chùa Từ Nghiêm –Sài Gòn.

Năm 1983, Ni sư được thọ Cụ Túc Giới tại giới đàn Kiều Đàm, chùa Từ Nghiêm, Sài Gòn.

Năm 1987, nhận lời thỉnh nguyện của Ban Hộ Tự chùa Bửu Long,thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, được sự cho phép của Ni trưởng Bổn sư , Ni sư đã nhận lời về  Trú trì chùa Bửu Long, hướng dẫn Tín Đồ Phật Tử tu học.

Nói về ngôi chùa Bửu Long. Vào năm 1967, tại khu dân cư  65, một số Phật tử , là dân gốc từ các vùng miền trung lên đây lập nghiệp và cũng mang theo trong mình dòng máu con dân đất Việt, tổ tiên ông bà và ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo, nên tâm niệm của người con Phật luôn thôi thúc họ phải lập nên một ngôi Già Lam để đêm ngày hương hỏa, nguyện cầu an lành trong việc mưu sinh nơi đất khách quê người, và cũng là nơi tâm linh cho việc  sinh hoạt Tôn giáo và thờ cúng tổ tiên. Vì vậy,họ đã khai khẩn khu đất với diện tích hơn 1000 mét vuông, để lập chùa. Ban đầu hình thành lập ra Ban Đại Diện ấp 6, gọi là Niệm Phật Đường An Lạc.Về sau khi thỉnh ý các vị cao tăng lúc bấy giờ, đổi tên thành : Chùa Bửu Long. Thuộc hệ pháí Thống Nhất.Sau khi thành lập chùa, Ban hộ tự  đã ba lần thỉnh chư Tăng về đảm nhiệm chức vụ trú trì và hưởng dẫn Phật tử  địa phương tu học. Nhưng cả ba lần đề không  đủ cơ duyên, các vị tăng ấy đều ra đi.

Sau 1975, chùa không có Tăng Ni trú trì, mọi sinh hoạt của chùa do đạo hữu và Ban hộ tự quản lý trông nom. Thời  gian trôi  qua chiến tranh loạn lạc. Đến ngày đất nước được bình yên, ngôi chùa vẫn uy nghiêm, khép kín tạo lạc trong khu phố nhỏ, người dân nơi đây gọi là chùa khu chợ Gà Cồ. Ban hộ tự cùng Phật Tử nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt Tôn Giáo trong điều kiện hết sức vất vã. Tình hình kinh tế khó khăn chung, nhưng lòng tin đối với Tam Bảo những người con của Phật đêm đêm , ngày ngày vẫn kinh kệ cầu nguyện. nguyện cho đất nước bình yên, nguyện cho nhân dân an lạc, nguyện cho nhà nhà no ấm.

 Năm 1985, trong tình thần ấy, Ban hộ tự  chùa đã cử người đi thỉnh chư Tăng Ni về trú trì , để có người làm trụ cột lo cho ngôi Tam Bảo này.

Năm 1987, nhân duyên hội đủ, Ni sư  Thượng Hạnh Hạ Thành  chấp thuận lời thỉnh cầu của Ban Hộ Tự  chùa Bửu Long, và phụng hành ý chỉ của Ni trưởng Bổn sư, khăn gói lên đường ,đến  chùa Bửu Long để chăm lo Phật Sự và hướng dẩn Phật tử tu học.

Tử năm 1988, được sự chấp thuận của Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Gia Lai, Ni sư chính thức nhậm chức vụ Trú trì chùa Bửu Long. Phật tử địa phương quây quần bên Ni Sư tu học , mỗi ngày mỗi đông. Nhưng ngôi chùa bửu long thì rất nhỏ hẹp.  ni sư đã phát nguyện trùng tu ngôi bửu tự này cho thật khang trang rộng rãi. Quá trình trùng tu này trải qua những chặn đường rất gian nan. Nhưng tâm nguyện của Ni sư vẫn không thối chuyển. Ngôi chùa lúc bấy giờ chỉ có 1 chánh điện cấp 4, đã xuống cấp qua thời gian , công cuộc trùng tu  trải qua ba giai đoạn.

Năm 1989, chùa được dở tôn, lợp ngói. Năm 1999, xây thêm nhà Tổ, phòng khách

Năm 2000, Ni sư phát nguyện trùng tu ngôi bửu tự này. Công việc trùng tu toàn thể đã diển ra xuyên suốt ba năm. Trong đó cổng tam quan cũng được hoàn thiện mới. Trùng tu xây dựng toàn bộ ngôi chùa, theo bản thiết kế cấp III.

Đầu năm 2003 ( Quý Mùi) , Phật sự  đã hoàn thành , Ni Sư phát nguyện  tổ chức lễ khánh thành  chùa Bửu Long để tạ ơn Tam Bảo và chư vị Tổ Sư , chư vị có công sáng lập tài bồi ngôi bửu tự . Ngày lễ khánh thành diển ra rất long trọng trang nghiêm và viên mãn, dưới sự  gia trì bảo hộ của chư phật mười phường, sự hoan hỷ tham dự chứng minh  của Chư Tôn Đức Tăng Ni và phật tử gần xa trong và một các tỉnh lân cận đều về tham dự lễ.

Dù là Phật sự đa đoan , nhưng bổn nguyên tiếp dẫn hậu lai của Ni Sư không hề gián đoạn. Trong thời gian đảm nhiệm Phật sự tại ngôi bảo tự này, Ni Sư đã tiếp nhận thế độ chúng xuất gia được 7 vị, đã cho Thọ Cụ Túc Giới đầy đủ, các đệ tử được tu học và trưởng thành. Trong hàng đệ tử có 2 vị đã tốt nghiệp Học viện Phật giáo, 5 vị đã tốt nghiêp Cao đẳng và Trung cấp Phật học. Đã có 5 vị đảm nhiệm chức vụ trú trì tại các ngôi chùa trong và ngoài tỉnh.

Đối với việc hướng dẫn bá tánh tu học, Ni Sư đã tổ chức nhiều khóa tu bát quan trai, sách tấn thiện nam tín nữ qua những buổi thuyết giảng truyền trao tam quy ngủ giới. Với gia đình Phật tử, Ni Sư luôn bi mẫn, gần gủi bảo ban. Đối với công tác tử thiện, Ni Sư luôn vận động phật tử gom góp tịnh tài tịnh vật, chia sẻ an ủi nhiều gia đình neo đơn, cơ nhở, các trẻ mồ côi ở trại nuôi dưởng. Ni Sư để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí của bao người con Phật.

Đến năm 2005 , duyên đã hết công đức đã mãn,Phật Sự đã thành, tất cả hành trạng của Ni Sư ,để lại dấu hiệu cho thấy Ni Sư đã chuẩn bị cho mình hành trình vĩnh viễn. vô thường đã điểm, một buổi chiều, khi dầu cạn đèn tắt,  , vào lúc 18 giờ, Ngày 15 Tháng Giêng, năm Ất Dậu ( tức là Ngày 23 Tháng 02 Năm 2005,  Ni Sư thâu thần thị tịch,  quảy dép về tây trong sự  bàng hoàng tiếc thương của hàng đệ tử xuất gia và hàng  đệ tử tại gia chốn này.

Thế là ni sư đã ra đi mãi mãi, bỏ lại chúng đệ tử đang cần sự dìu dắt dạy dỗ, hàng phật tử mất nơi nương tựa, ngõ ngàng thương tiếc. chư huynh đệ đồng môn, mất đi một pháp lữ khả kính. Gióa hội gia lai tiếc thương một thành viên đầy nhiệt huyết với đạo pháp.

Ni sư ra đi, ta bà thiếu vắng một ngôi sao dẫn đường. nhưng hạnh nguyện và công đức của ni sư sẽ mãi mãi tỏa sáng trong lòng của hàng đệ tử xuất gia và tín đồ phật tử tại gia.

Kính cẩn đảnh lễ Giác Linh Ni Sư

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Nhị Thế, Bửu Long Đường Thượng, Húy Thượng NHƯ Hạ ĐỨC, Tự HẠNH THÀNH, Hiệu PHÁP TRỤ Giác Linh Ni Sư .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *