Những bảo vật Quốc gia của Phật giáo Việt Nam

Những bảo vật Quốc gia của Phật giáo Việt Nam- Chu Minh Khôi biên soạn

Lời m

Từ năm 2012 đến nay, hàng năm Chính phủ ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia, là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Để được công nhận bảo vật quốc gia, hiện vật phải đạt các tiêu chí: Là hiện vật gốc độc bản; Là hiện vật có hình thức độc đáo; Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Việc công nhận danh hiệu Bảo vật quốc gia phải do chính Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Tính đến hết tháng 3/2023, Chính phủ đã 11 lần ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia, cho tổng số 265 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó, có 67 hiện vật thuộc về Phật giáo đã được Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Trong sách này sẽ giới thiệu 67 bảo vật quốc gia của Phật giáo.

Tải file pdf tại đây:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *